KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
Hàng tháng kế toán căn cứ vào bảng chấm công để tính tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp (lương chính, lương phụ, phụ cấp ăn trưa). Ngoài ra còn căn cứ vào biên bản ngừng sản xuất, giấy xin nghỉ phép và một số chứng từ khác.
Việc quản lý tốt tiền lương trong doanh nghiệp góp phần tăng tích lũy trong xã hội, giảm đi chi phí trong giá thành sản phẩm, khuyến khích tinh thần tự giác trong lao động của công nhân viên. Ở bài viết này, KẾ TOÁN HÀ NỘI xin nêu ra những kiến thức tổng quan nhất về tiền lương, vai trò và ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương mới nhất năm 2013.
Khái niệm tiền lương
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội trả cho người lao động tương ứng với thời gian chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Như vậy tiền lương thực chất là khoản thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động trong thời gian mà họ cống hiến cho doanh nghiệp. Tiền lương có thể biểu hiện bằng tiền hoặc bằng sản phẩm.
Vai trò và ý nghĩa của tiền lương
- Đối với người lao động thì tiền lương là bộ phận chủ yếu của thu nhập, là nguồn để tái sản xuất sức lao động. Do vậy tiền lương là động lực kinh tế thúc đẩy người lao động quan tâm đến công việc của họ. Trả đúng, trả đủ tiền lương cho người lao động sẽ khuyến khích họ quan tâm đến hoạt động và gắn bó với công việc mà họ đảm nhiệm.
Kế toán tiền lương trong doanh nghiệp 2013
Kế toán tiền lương trong doanh nghiệp
- Đối với người sử dụng lao động thì tiền lương là một bộ phận của chi phí sản xuất, nó do người chủ trả cho người làm công. Vì vậy, người chủ phải tính toán đầy đủ chi phí tái sản xuất sức lao động để đảm bảo chất lượng công việc.
- Đối với Nhà nước thì tiền lương và thu nhập của người lao động là công cụ điều tiết quản lý nền kinh tế, Nhà nước phải nắm đầy đủ tiền lương và thu nhập của người lao động để điều tiết, quản lý nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội, đảm bảo sự ổn định và phát triển.
Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương
Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương bao gồm :
Giờ công
Ngày công lao động
Năng suất lao động
Cấp bậc hoặc chức danh
Thang lương quy định,
Số lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành
Độ tuổi, sức khoẻ
Trang thiết bị kỹ thuật…
Nhiệm vụ của kế toán tiền lương
Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động .
Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động.
Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và kinh phí công đoàn (KPCĐ). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh
Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
Các khoản trích theo lương năm 2013
Các khoản trích theo lương
DN (%)
NLĐ (%)
Cộng (%)
1. BHXH
17
7
24
2. BHYT
3
1,5
4,5
3. BHTN
1
1
2
4. KPCĐ
2
2
Cộng (%)
23
9,5
32,5
Face
Đào tạo kế toán thực hành cấp tốc
Face 2
Địa chỉ học kế toán tại thanh xuân
Trung tâm đào tạo kế toán cầu giấy
Trung tâm đào tạo kế toán thanh xuân
No comments:
Post a Comment